Cryptocurrency là gì?

Cryptocurrency là một loại tiền tệ kỹ thuật số, sử dụng trong môi trường trao đổi giống như các loại tiền tệ thông thường đang lưu thông trên thế giới là USD, EUR, VNĐ… Thế nhưng cryprocurrency được tạo ra cho mục đích trao đổi thông tin số thông qua một quá trình mã hóa. Mật mã học (mã hóa) được sử dụng để đảm bảo các giao dịch và kiểm soát việc tạo ra một loại đồng tiền mới. Sự mã hoá của cryptocurrency đầu tiên được tạo ra là đồng tiền Bitcoin (ký hiệu BTC) vào năm 2008, chính xác là từ 2009 nó bắt đầu lưu hành. Và đến ngày nay với sự phát triển của công nghệ trong thời đại kỷ nguyên công nghệ 4.0 thì có đến 1000 loại cryptocurrency ra đời bởi các doanh nghiệp và tập đoàn, hệ thống ngân hàng trên thế giới, ngoài Bitcoin thì người ta gọi chung tất cả các cryptocurrency là altcoins.

Nói cho dễ hiểu thì cryptocurrency là điện, được chuyển hóa thành các dòng mã với giá trị tiền tệ. Nên cryptocurrency được gọi là tiền tệ kỹ thuật số.

Sự độc lập của cryptocurrency

Không giống như các hệ thống ngân hàng và hệ thống dự trữ liên bang tại các quốc gia, nơi chính phủ các nước kiểm soát giá trị đồng tiền của họ như đồng USD, Euro,… thông qua quá trình in tiền trong nước. Thì cryptocurrency là một hệ thống quản lý phân cấp, nguồn cung và giá trị của cryptocurrency được quản lý bởi người dùng. Vậy nên chính phủ, các bên thứ 3 hay ngân hàng trung ương không thể kiểm soát được các giao thức mật mã phức tạp này vì chúng đã được phân quyền và mã hóa hoàn toàn.

Hầu hết các giao thức mật mã được tạo ra để nhằm tránh rủi ro sản xuất thêm dòng tiền theo thời gian, Bitcoin đã tạo ra một thị trường chung. Khác với các loại tiền tệ trên thế giới, nơi các tổ chức tài chính, chính phủ luôn có thể in ấn và tạo ra nhiều tiền hơn, do đó nó xảy ra vấn đề lạm phát và đồng tiền mất giá. Bitcoin sẽ chỉ đạt tới giới hạn của nó là 21 triệu đồng và Bitcoin sẽ không bao giờ có hơn 21 triệu đồng. Một hệ thống thuật toán điện tử mã hóa được được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto.

 Cryptocurrency hoạt động như thế nào?

Mã nguồn và công nghệ của cryptocurrency cực kỳ phức tạp, phải có kiến thức am hiểu về công nghệ và các thuật toán mới có thể hiểu được quá trình tạo nên và vận hành của nó. Cryprocurrency được tạo ra bởi một quá trình giải mã thông tin các mật mã học (mã hóa). Mỗi một đơn vị được giải mã cho ra một đơn vị tiền kỹ thuật số (crypto).

Chức năng của tiền kỹ thuật số

Nói về chức năng của nó tôi sẽ dẫn chứng với Bitcoin (BTC), một loại cryptocurrency đang có giá trị lớn nhất trên thế giới, nó đã đạt tới ngưỡng >$1200 kỷ lục vào năm 2013, tuy nhiên thì một kỷ lục mới không thể nghĩ tới là nó đã có giá trị >$4000 USD trong tháng 8/2017, tính ra VNĐ thì nó đã vượt hơn 100 triệu VNĐ. Trong tháng 12/2017 vừa rồi Bitcoin đã chạm đỉnh mới hơn 18200 USD và đang ổn định ở mức từ 15000 – 16000 USD tức hơn 300-400 triệu VNĐ.

Giá trị của Bitcoin được quy ước ra tiền mặt tương đương như vậy trong giao dịch (Ví dụ dễ hiểu hơn đó là khi tôi sở hữu 1 BTC thì cũng giống như bạn hiểu tôi đang sở hữu 1 đơn vị USD vậy).

III. Quyền sở hữu và lưu trữ tiền kỹ thuật số

1. Quyền sở hữu

Q: Vậy làm sao để lưu trữ nó, và biết nó là của mình?

Cũng giống như tiền mặt, bạn phải cất vào ví thì tiền điện tử/tiền ảo/tiền kỹ thuật số theo cách bạn gọi chúng cũng có ví riêng của nó để lưu trữ. Trong đó Blockchain là ví lưu trữ đầu tiên và có công nghệ bảo mật độc lập tốt nhất, sau đó tiếp nối là nhiều loại ví lưu trữ tiền kỹ thuật số ra đời.
2. Các loại ví lưu trữ

Tôi sẽ liệt kê các loại ví lưu trữ crypto dưới đây:

Blockchain
Coinbase
Coinpayments
MyEtherWallet
Xapo

Ngoài các loại ví online như trên thì ta cũng có các loại ví offline. Có một loại ví an toàn nhất mà nhiều người có nhiều tài sản cryptocurrency, những đại gia trong ngành tiền kỹ thuật số lưu trữ là ví cứng Ledger Nano S, nó như một cái két sắt bảo mật của số tiền của bạn khi mà trên hệ thống online quá nguy hiểm và bạn có thể mất bất cứ lúc nào. Mình sẽ có 1 bài phần tích về ví cứng Ledger Nano S cho các bạn.

 

Blockchain , Distributed ledger technology , bitcoin concept. Electric circuit graphic and infographic of Block chain , network connect , security , binary coded icons.

3. Phân tích ví Blockchain

Q: Vậy Blockchain là gì?

Blockchain cũng như các loại ví khác, là một loại ví lưu trữ cryptocurrency của bạn, ngoài ra nó cũng là một quyển sổ ghi chép và lưu trữ thông tin tất cả các giao dịch được thực hiện, cũng đồng thời xác nhận quyền sở hữu các đơn vị cryptocurrency tại bất cứ thời điểm nào ở bất cứ đâu. Lượng lưu trữ của nó không có giới hạn.

Blockchain là một bên trung gian giúp quản lý các giao dịch an toàn hơn, tránh các giao dịch gian lận, mỗi giao dịch có thể sẽ phải mất từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào sức mạnh của máy chủ và giao thức xử lý tự động hoặc thủ công.

Hiện tại Blockchain có thể lưu trữ Bitcoin (BTC) và Etherium (ETH)
IV. Mô hình cryptocurrency hiện đại ngày nay

Bitcoin là đồng tiền cryptocurrency đầu tiên được công bố và nằm trong sách trắng (white paper)của Satoshi Nakamoto vào 2008. Đến năm 2009 thì Bitcoin được Satoshi Nakamoto cho ra đời và thực hiện khai thác cùng một nhóm người hỗ trợ.

Cryptocurrency là gì? Lịch sử hình thành và hoạt động của Cryptocurrency

Cho đến thời điểm cuối năm 2010 có hơn chục loại cryptocurrency nối đuôi theo ra đời, trong đó có Litecoin (LTC) được xem như là một phiên bản mới thay thế cho Bitcoin. Tiếp nối thành công của Bitcoin thì Litecoin hiện đã có mức giá $100/LTC, tức hơn 2 triệu VNĐ.

Đến cuối năm 2012 thì WordPress là công ty đầu tiên chấp nhận giao dịch thanh toán bằng Bitcoin, sau đó tới các công ty như Newegg.com, Expedia và trong đó có cả tập đoàn Microsoft. Mặc dù tồn tại nhiều loại crytocurrency nhưng Bitcoin lại được sử dụng nhiều nhất và nhân rộng bởi nó cung cấp tính thanh khoản linh hoạt nhất trong các loại cryptocurrency, đến năm 2017 thì Ethereum (ETH) được xem là Bitcoin tiềm năng thứ 2 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 400 lần. Hiện tại Etherium đang dao động ở mức tiềm năng $400-$500, tương đường 10 – 12 triệu VNĐ.
V. Ưu và nhược của cryptocurrency
1. Ưu điểm của Crypto

• Có giá trị vì tính khan hiếm như vàng.

Hầu hết các loại cryptocurrency đều có giới hạn, nên nó có sự khan hiếm theo thời gian, mã nguồn ngay từ đầu đã quy định ra sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành. Vậy nên nó giống như kim loại quý, sẽ hạn chế được sự lạm phát và mất giá, càng trữ lâu càng có lợi, đầu tư thì sinh lãi kép.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các loại hình đầu tư Bitcoin thì tham khảo thêm tại đây (đang update), mình đã tổng hợp 1 số sàn uy tín lâu năm để đầu tư sinh lãi kép và 1 số sàn tiềm năng mới được team mình đang theo. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

• Hạn chế độc quyền về tiền tệ của chính phủ

Cryptocurrency là một loại tiền tệ trao đổi ngoài sự kiểm soát của chính phủ, các ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Điều này gây nên sức hấp dẫn đáng có đối với những ai có hi vọng được nới lỏng định lượng và các hình thức khác.

• Cộng đồng cùng giám sát nhau

Cryptocurrency là gì? Lịch sử hình thành và hoạt động của Cryptocurrency

Việc khai thác mỏ Bitcoin (đào bitcoin) hay các loại cryptocurrency khác là một cơ chế quản lý chất lượng. Mọi người đều nhận được lợi và thù lao từ việc khai thác của mình. Đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và giá trị của tiền tệ.

• Bảo mật thông tin

Bảo mật luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người khi sử dụng và sở hữu tiền tệ, nhất là đối với cryptocurrency, người sử dụng nó sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối với bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hay dữ liệu cá nhân.

• Không lo bị kiểm soát tài chính

Chính phủ có thể dễ dàng thực hiện việc đóng băng tài khoản của một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó, hoặc đảo ngược các giao dịch của đồng tiện nội địa tại quốc gia đó. Với cryptocurrency thì việc đó là hoàn toàn không thể vì thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính ở khắp mọi nơi trên thế giới.

• Tiết kiệm chi phí giao dịch

Các Private-key hoặc ví sẽ giải quyết được các vấn đề gian lận chi tiêu, đảm bảo nó sẽ không bị lạm dụng vào các hoạt động bất chính. Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo này giúp loại bỏ các khâu quản lý xử lý thanh toán trung gian như Visa, Paypal, Payoneer…

Loại bỏ được khâu trung gian này giúp người dùng tiết kiệm các chi phí rất nhiều. Họ chỉ mất dưới 1% giá trị giao dịch, so với 1,5-3% như Paypal.

• Giao dịch linh hoạt khắp mọi nơi trên toàn cầu

Cryptocurrency là gì? Lịch sử hình thành và hoạt động của Cryptocurrency

Tiết kiệm được cả chi phí chuyển tiền đi ngoại quốc từ 10-15% bao gồm phí chuyển đổi ngoại tệ. Người dùng sẽ có thể chỉ cần 1 cái smartphone để thao tác chuyển tiền khi khắp tất cả mọi nơi mà không cần phải đi đâu xa, chuyển tiền nội địa và ngoại địa là như nhau, sẽ không còn đợi xác nhận giao dịch với mức phí lên tới 15%, một trong những điều gây đau đầu nhất của các doanh nghiệp hay các ông bố bà mẹ chuyển tiền cho con du học.
2. Nhược điểm của crypto

• Tạo điều kiện cho thị trường chợ đen hoạt động

Có nhiều lượng giao dịch trực tuyến bằng Bitcoin và nhiều loại cryptocurrency thông qua thị trường chợ đen để hoạt động bất hợp pháp. Chính phủ không thể kiểm soát được. Ví dụ thị trường chợ đen Silk Road chuyên sử dụng Bitcoin vào các hoạt động mua bán ma túy bất hợp pháp, tuy nhiên thì sau một thời gian người sáng lập của Silk Road cũng đã bị bắt.

• Mất dữ liệu

Cryptocurrency có mã hóa bảo mật cực kỳ tốt, nhiều người cho rằng nó có thể thay thế tiền mặt, giao thức của nó là bất khả xâm phạm và an toàn khi lưu trữ trên đám mây (cloud) và các thiết bị lưu trữ chuyên dụng.

Cryptocurrency là gì? Lịch sử hình thành và hoạt động của Cryptocurrency

Tuy nhiên nếu không có kiến thức trong việc bảo mật thì nó lại trở thành rủi ro khá lớn. Ngay cả khi lưu trữ trên đám mây vẫn có thể dẫn tới tình trạng hỏng máy chủ và ngắt kết nối mạng toàn cầu như ở Trung Quốc.

Các rủi ro về mạng công cộng, ví dụ wifi tại quán cafe, quán ăn có thể là một rủi ro lớn khi các tin tắc và hacker nhắm vào đó để xem có các giao dịch chuyển tiền hay không để chiếm quyền sở hữu.

• Trốn thuế

Cryptocurrency ở nhiều quốc gia không được công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp, do đó nó không được quản lý bởi bất cứ cơ quan tài chính nào nên thu hút được các hoạt động trốn thuế. Các doanh nghiệp có thể thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay giao dich với các nhà cung cấp bằng Bitcoin.

• Biến động giá

Nhiều loại cryptocurrency dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung, làm cho chúng dễ dàng bị biến động giá. Như một số đồng coin mới ra đời dễ dàng bị làm giá lên cao ngấy ngưỡng rồi lại rớt một cách tham hại, có người ăn được rỏ to, có người trắng tay.

• Khó thanh khoản 100%

Cryptocurrency là gì? Lịch sử hình thành và hoạt động của Cryptocurrency

Chỉ những loại cryptocurrency phổ biến có giá trị vốn hóa cao, thị trường lớn mới có khả năng thanh khoản và được chấp nhận thanh toán, giao dịch và quy đổi ra tiền mặt nhanh chóng. Những loại không phổ biến hay không có sàn giao dịch thì khó có thể chuyển đổi, hoặc phải chuyển sang một loại cryptocurrency phổ biến như Bitcoin, Ethereum rồi mới chuyển sang tiền mặt được, với điều kiện đồng phổ biến đó có chấp nhận chuyển đổi.

• Khó hoàn trả

Các sàn đầu tư, những người khai thác làm trung gian xử lý giao dịch nhưng họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh chấp trong giao dịch. Nếu bạn bị lừa, bị scam mất tiền thì sẽ không có ai đứng ra xử lý cho bạn. Hiện nay cũng có rất nhiều người bị lừa bởi sự thiếu cảnh giác và thích lợi nhuận cao.

Ngược lại thì các bên thứ 3 như Visa, Paypal, Payoneer lại có thể đứng ra giúp khách hàng giải quyết các vấn đề trên. Chính sách của họ chống lại các hành vị gian lận.

Nếu có câu hỏi thắc mắc để lại comment bên dưới mình sẽ giải đáp nhanh trong vòng tối đa 24h . Nếu bạn quan tâm nhiều hơn có thể inbox mình qua facebook Lộc Nguyễn này nhé.

Từ khóa để tìm kiếm lại bài viết này: cryptocurrency, crytocurrency là gì, bitcoin là gì, ví trữ bitcoin, blockchain, coinbase, lịch sử của bitcoin, giá trị của bitcoin, lịch sử tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền ảo, tiền điện tử, đào bitcoin, nhược điểm của tiền ảo, ưu điểm của tiền ảo, chức năng của tiền kỹ thuật số